Thứ Tư, 28 tháng 7, 2010

Đây là cuốn cẩm nang hữu ích cho những ai muốn đóng góp vào thể loại văn học kì ảo. Bởi vì ngay cả những câu truyện viễn tưởng cũng cần có những lý thuyết phù hợp. Nó phải phù hợp với một số quan niệm dân gian, một số môtip thần thoại,...


CÁC NGUYÊN TỐ

Đây không phải là các nguyên tố hóa học. Mà là các nguyên tố được nhắc tới trong một số câu truyện kì ảo. Thực tế là nhiều tác giả hiểu biết về các nguyên tố chỉ bằng một đứa con nít.

Có nhiều quan niệm về các nguyên tố, nổi tiếng nhất là thuyết ngũ hành (kim, mộc, thổ, thủy, hỏa) của Trung Quốc và lý thuyết về 5 nguyên tố (nước, lửa, đất, khí và nguyên tố thứ 5) của Hi Lạp. Ngũ hành có sự tương tác rất chặt chẽ nhưng không nhưng không có đủ tất cả các nguyên tố. Lý thuyết của Hi Lạp thì đươc sử dụng nhiều hơn trong các tác phẩm kì ảo. Nhưng các tác giả chỉ hiểu nó ở mức sơ lược.

Theo triết học cổ đại, bốn nguyên tố nước, lửa, đất, khí chỉ là các nguyên tố cơ bản. Lý thuyết nâng cao về các nguyên tố thực tế đang còn bỏ ngỏ. Tôi đã tìm ra thuyết này khi đang học lớp 7. Vì tôi là người đầu tiên đưa ra thuyết này nên mong các bạn đừng nói tới hai câu "Cái này đã nghe ở đâu rồi" hay "Chính tui cũng nghĩ ra thuyết này". Như thế là vi phạm quyền tác giả.

Sau đây là thuyết về 12 nguyên tố, đó là: kim loại, thực vật, đất, nước, lửa, không khí, sét(điện), băng, ánh sáng, mây(hơi nước), động vật, và cuối cùng là phi vật chất.

Gọi TẮT là: kim, mộc, thổ, thủy, hỏa, phong, lôi, băng, quang, vân, thú, linh. Cách gọi tắt chưa hẳn đã đúng nghĩa nhưng dễ hiểu.

Chú ý kĩ có thể xếp 12 nguyên tố trên vào 4 nguyên tố cơ bản: nước (thủy, băng, vân), lửa (hỏa, quang, lôi), đất (thổ, kim, mộc, thú), khí (phong) và nguyên tố cuối cùng tạm gọi là phi vật chất (linh).

Xin nói kĩ về nguyên tố cuối, đã có rất nhiều miêu tả về nó, đó có thể là tâm linh, là ma thuật, là bóng tối, là sự sống, là cái chết, là một quy luật nào đó..v.v.. nhưng nói chung thì nguyên tố đó không phải là vật chất.

Tôi thích nhất là nguyên tố gió. Nó tuy đơn độc nhưng có thể vay mượn được cả mây mưa và sấm sét. Nói theo cách trẻ con là pháp sư gió có thể tạo ra mây mù nhanh hơn pháp sư nước và tạo ra sét mạnh hơn pháp sư lửa. Các bạn có thể chọn nguyên tố mình thích và miêu tả nó ở Góc thư giãn.

Về quy luật tương tác của các nguyên tố thì kim, mộc, thổ, thủy, hỏa tạo thành ngũ hành. Băng, quang, vân thì khắc chế nhau giống trò oẳn tù tì. Cặp phong lôi thì không tương tác. Còn cặp thú - linh trong thế giới kì ảo thì vừa tương sinh vừa tương khắc. Ngoài ra thì các nguyên tố có thể tương tác không theo quy luật.

Trong thực tế, các bộ phim, các trò chơi, các bộ truyện tranh như Avatar, Shaolin Showdown,... thường đề cập tới các nguyên tố để thu hút những đứa trẻ (hoặc người lớn) có cảm hứng với thiên nhiên. Nhưng họ chỉ hát đi hát lại điệp khúc "nước lửa đất gió" khiến trẻ lên ba cũng thấy chán. Một điều nữa là một số tác giả hiểu sai cho rằng sấm sét thuộc nguyên tố nước hay gió to có thể dập lửa, lỡ trẻ con thấy thế mà làm theo thì sao.